Quần đảo Actaeon thuộc Tasmania từng có những khu rừng khổng lồ dưới làn nước biển xanh. Nhưng cuối cùng thiên nhiên nơi đây bị ảnh hưởng nặng nề do tác động của dòng hải lưu ấm Đông Australia.
Những thân tảo, rong dần mất đi màu xanh và chết dần. Vùng đất xanh tốt xưa kia giờ đã bị thu hẹp, giới hạn trong vùng nước mát phía ngoài quần đảo Actaeon.
Nhiếp ảnh gia Jason Stephens đã tình cờ ghi lại khoảnh khắc một con Echidna đi kiếm ăn khi anh đang ngồi đợi hoàng hôn trên đỉnh Hanson của núi Cradle trong công viên Quốc Gia Lake St Clair ở Tasmania. Bức ảnh mang về cho anh chiến thắng ở hạng mục “Môi trường sống của động vật”
Jason chia sẻ anh chưa từng thấy một con Echidna nào trên vùng núi cao này.
Echidna là động vật đơn huyệt cuối cùng trên thế giới. Chúng có chiếc mỏ giống thú mỏ vịt, lông giống loài nhím, có vú nhưng lại đẻ trứng.
Ở hạng mục “Tác động của chúng ta”, Justin Gilligan đã giành vị trí cao nhất nhờ bức ảnh về những chú cá nằm mắc trong đống lưới đánh cá.
Ở hầu hết các tiểu bang của Australia, sử dụng lưới rê trong đánh bắt cá bị coi là hành động bất hợp pháp. Tuy nhiên, ở Tasmania người ta có thể sử dụng loại lưới này khoảng 6 giờ đồng hồ mỗi lần đánh cá.
Scott Potelli với bức ảnh chiến thắng ở hạng mục “Hành vi động vật”, ghi lại cảnh hai chú rùa xanh đang tận hưởng bữa ăn ngon miệng là một con sứa khổng lồ.
Sứa là món ăn khoái khẩu, một trong những nguồn thực phẩm chủ yếu của loài rùa xanh. Chúng thường ăn phần xúc tu mềm trước khi ăn nốt phần thân của con sứa.
Bức ảnh chụp một con cò trắng tại khu vực hồ Herdsman, Perth, Western Australia của nhiếp ảnh gia Jennie Stock đã chiến thắng giải “chân dung động vật”.
Chiến thắng hạng mục “ảnh phong cảnh” là bức ảnh chụp tại hồ Eyre (Australia) của nữ nhiếp ảnh gia Julie Fletcher.
Hồ Eyre là hồ lớn nhất tại Australia và có diện tích mặt nước không cố định, phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nước mưa. Sự phát triển của loài tảo Dunaliella salina khiến nước hồ có màu đỏ khá độc đáo.
Chia sẻ về quá trình chụp bức ảnh, Fletcher cho biết cô và phi công đã phải bay vài vòng quanh hồ mới chộp được vị trí mà mình ưng ý nhất.
Chiến thắng hạng mục “ảnh đen trắng” là bức tảng băng trôi ở Vịnh Paradise (Nam Cực).
Cùng với cảng Neko, Vịnh Paradise là một trong hai bến cảng có tàu du lịch dừng ở Nam Cực. Vịnh được bao quanh bởi các dãy núi băng và các tảng băng trôi khổng lồ.
Trong ảnh chỉ là 10% nhìn thấy được của tảng băng trôi được tác giả Brian Jones ghi lại.
Bức ảnh này được Georga Poyner đặt tên là Vũ công. Chú cá heo bơi trước mũi thuyền của Georga, khiến anh bất ngờ vì “bạn chẳng bao giờ biết trước khi nào thì chúng xuất hiện”.
Chiến thắng hạng mục “Các loài bị đe dọa” là bức ảnh về loài dơi quạ đầu xám của nhiếp ảnh gia Elizabeth Howell được chụp trên sông Parramatta ở khu vực Parramatta, bang New South Wales, Australia.
Dơi quạ đầu xám có tên khoa học là Pteropus poliocephalus thuộc chi dơi quạ, hay còn có tên khác là dơi ăn quả hay cáo bay. Đây là một trong những loại dơi lớn nhất thế giới, sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt của châu Á, Australia và một số đảo trên Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Theo: Tuổi Trẻ
The post Vẻ đẹp Australia qua bộ ảnh tự nhiên appeared first on Vung Tau City – Du lịch Vũng Tàu.
Leave A Comment